Những thuật ngữ chứng khoán thường dùng
Khi các bạn tham gia vào thị trường chứng khoán, tiếp xúc với những người chuyên viên tư vấn hoặc khi cùng những người làm trong chứng khoán hay đầu tư chứng khoán cùng họ tương tác, trao đổi với nhau qua các thuật ngữ mới lạ mà các bạn chưa nghe đến, thì bài viết sau đây sẽ cho các bạn biết những thuật ngữ nào thông dụng nhất để sau này các bạn bắt gặp hoặc có dấn thân vào thương trường chứng khoán thì không còn lạ lẫm nữa và sử dụng những thuật ngữ này một cách chuyên nghiệp hơn lên.
Chứng khoán là gì ?
- Là bằng chứng tài sản hay phần vốn của công ty, tập đoàn phát hành.
Chứng khoán gồm những loại nào ?
- Cổ phiếu, Chứng chỉ quỹ, Trái phiếu
Vì sao nên tìm hiểu trước thuật ngữ trong chứng khoán ?
- Giúp chúng ta thông hiểu được những ngôn ngữ trong giới đầu tư chứng khoán khi bước đầu bước chân vào.
Thuật ngữ này dành cho những ai ?
- Tất cả những ai chưa thông hiểu về những ngôn ngữ trong lĩnh vực chứng khoán, nhất là những người mới.
Những thuật ngữ chứng khoán thường dùng ?
- Vào lệnh
- Đua lệnh
- Đu đỉnh
- Thoát lệnh
- Lướt sóng
- Bắt đáy
- Đảo chiều
- Và một số thuật ngữ chứng khoán khác
Vào lệnh: Có nghĩa là mua cổ phiếu một cách rất đơn giản, khi mình nói mình mua cổ phiếu thì nó là vào lệnh.
Đua lệnh: dùng trong trường hợp khi mà giá thị trường của cổ phiếu đang tăng khá là cao và có rất là nhiều người mua hoặc có rất là nhiều lệnh mua khủng đang vào thị trường, lúc đó chúng ta rất là nôn nóng muốn làm sao mua cho bằng được thì chúng ta muốn mua với giá thị trường tăng cao ngay lúc đó luôn, mua theo những người mua cùng với chúng ta luôn, thì lúc đó mình gọi là đua lệnh.
;
Đua trần ( đu trần ): Tương tự như đua lệnh, tức là lúc giá đang tăng cao rồi mình cũng ráng mình mua đuổi theo luôn, thì ở cái trường hợp đua trần tức là giá đã tăng lên giá trần tức là mức giá cao nhất trong cái phiên ngày hôm đó rồi thì chúng ta cũng bất chấp, chúng ta mua luôn thì gọi là đua trần.
Thoát lệnh: Thì có nghĩa là bán cổ phiếu, khi những ai muốn bán thì dùng thoát lệnh.
Đu đỉnh: Là trong trường hợp chúng ta mua cổ phiếu ở mức giá cao, sau đó thì cổ phiếu giảm thường là giảm nhiều thì mới gọi là đu trên đỉnh. Đu đỉnh thì thường là chính chuyên, bên cạnh đó còn có đu đọt thì cũng hay thường dùng.
Bull trap: nghĩa là tín hiệu giao dịch đánh lừa rằng xu hướng giảm đã kết thúc.
Lướt sóng: Chỉ một phương pháp giao dịch mà chúng ta sẽ giao dịch mua bán trong ngắn hạn thôi và chúng ta sẽ tận dụng chủ yếu là những biến động về giá cả của cổ phiếu.
;
Break: Có nghĩa là giá cổ phiếu tăng vượt qua vùng kháng cự. Như trong phân tích kĩ thuật, thì chúng ta có vùng hỗ trợ, vùng kháng cự khi mà giá vượt qua vùng kháng cự để tiếp tục xu hướng, còn xu hướng tăng thì ta gọi là Break.
Thủng: Ngược lại với Break, khi mà giá chạm xuống cái vùng hỗ trợ mà không bật lên lại và sau đó tiếp tục xuyên qua vùng hỗ trợ luôn thường thì chúng ta sẽ gọi là khủng.
Hồi: Thì thường sử dụng trong một xu hướng giảm, sau đó giá tăng lại thì người ta gọi đó là hồi. Thông thường hồi mang nghĩa hơi tiêu cực một chút, tức là đang giảm rồi xong có những nhịp tăng lại, nhưng mà tăng lại đó chỉ theo một cái gọi là về mặt kĩ thuật thôi, tức là sau khi giảm quá sẽ có những nguồn dòng tiền có cầu giúp cho thị trường khôi phục lại nhưng đây cũng chỉ là những nhịp hồi phục trong ngắn hạn và khả năng cao sau đó thị trường tiếp tục giảm nữa thì người ta gọi đó là hồi.
Bán tháo: Tình trạng khối lượng bán khớp tăng áp đảo khiến giá chứng khoán giảm mạnh trong phiên. Thì ngược lại những trường hợp lúc nãy là đua lệnh nhiều người mua hoặc là có khối lượng giao dịch mua các lệnh trong thị trường rất là cao, rất là mạnh thay vì đây ta sẽ mua. Còn đây thì ngược lại khối lượng bán tăng áp đảo giống như đổ hết vào thị trường các lệnh bán rât là mạnh đây người ta gọi là bán tháo. Thường những trường hợp bán tháo xảy ra khi có biến động lớn về mặt kinh tế chính trị hoặc là doanh nghiệp đang có những cái biến cố bất ngờ thì thường sẽ xảy ra những trường hợp bán thảo này.
Rung lắc: Chỉ sự biến hóa trong phiên giao dịch. Nhưng gọi là rung lắc thì thường cái biến động của nó khá là lớn như là phiên đang tăng rất là mạnh rồi đột nhiên giảm lại hay là giá đang tăng rất là đẹp xong rồi lệnh bán cái ào xuống, tóm lại là những cái biến động giá hơi mạnh một tí thì ở đây mình sẽ gọi là rung lắc.
GAP: Khoảng trồng giá giữa 2 cây nến ( 2 phiên giao dịch liền kề ).
Bắt đáy: Là một thuật ngữ được những người đầu tư ưa dùng, thì bắt đáy có nghĩa là mua cổ phiếu khi giá cổ phiếu sụt giảm mạnh với kì vọng giá cổ phiếu không thể giảm được nữa và sẽ phục hồi. Tức là lúc đó chúng ta kì vọng giá hiện tại đang là mức giá ở vùng đáy, giá vùng đáy thì không thể giảm được nữa thì giá cổ phiếu sẽ quay đầu tăng lại. Thì thường cái việc bắt đáy này sẽ diễn ra trong cái xu hướng giảm, giảm mạnh và vẫn chưa có tín hiệu hồi phục gì hết và chúng ta mua vào với niềm tin rằng cổ phiếu sẽ tăng giá, nhưng mà thường có một số cái chiến lược giúp cho chúng ta có được những cái tín hiệu để chúng ta bắt đáy.
Điều chỉnh: Là việc giá cổ phiếu giảm tạm thời trong một xu hướng tăng. Như trong thuật ngữ hồi là đang trong xu hướng giảm sau đó cổ phiếu có những phiên tăng lại thì người ta gọi nó là hồi. Còn ngược lại trong một cái xu hướng tăng mà có những cái phiên giảm thì người ta gọi đó là điều chỉnh, thì điều chỉnh sau đó khả năng cao thì cổ phiếu sẽ tiếp tục xu hướng tăng.
Đảo chiều: Có nghĩa là thay đổi xu hướng giá cổ phiếu từ tăng sang giảm hoặc ngược lại. Khi mà cổ phiếu đang trong xu hướng tăng, sau đó có một số phiên như thế nào đó mà cố phiếu giảm và xu hướng giảm đó kéo dài luôn ta gọi đó là đảo chiều.
Trên đây là một số thuật ngữ dân chuyên thường hay dùng, có thể sẽ giúp ích cho những bạn mới bước chân vào thị trường chứng khoán sẽ có ngay những hiểu biết đầu tiên và ngày càng dùng những thuật ngữ này huyên nghiệp hơn.