Ngày đầu tiên mà các bạn mang bé cún về nuôi thì các bạn hãy có thể sẽ gặp đôi chút khó khăn trong việc nuôi dạy từ ý thức của cún cho tới ăn uống, ngủ nghỉ nữa và cách tương tác với chủ là như thế bào nữa thì bài viết sau đay sẽ giúp các bạn lưu ý được nhiều điều cần thiết để giúp cho bạn có được sự dễ dàng trong việc nuôi dạy cún.

Tai sao cần nên lưu ý chăm sóc cún khi mang cún về lần đầu ?

  • Giúp cho cún thích nghi tốt hơn với những điều mà người chủ dạy

Khi mới nuôi cún cần có kiến thức trong chắm sóc cún không ?

  • Rất cần thiết là đằng khác, vì khi chúng ta có kiến thức tốt và học hỏi từ người khác sẽ giúp cho chúng ta khi mới nuôi cún sẽ không gặp quá nhiều khó khăn trong việc nuôi dạy.

1. Làm quen nơi ở riêng, tự lập

Tập cho bé cún cái sự tự lập ở riêng trong chuồng vì chó là loài có tính theo bầy đàn khi các bạn tách bé cún ra khỏi nơi ở cũ, ra khỏi chó mẹ thì bé cún sẽ rất là hoảng sợ và kêu khóc. Cho nên là khi các bạn đưa bé cún về nhà lần đầu thì hãy tập cho bé cún quen ở trong cái chỗ mới của bé cún.

Khi mà bạn tập cho cún sự tự lập sớm như vậy thì bạn sẽ bớt nghe những tiếng sủa của chúng và cũng để cho bé cún quen với việc sinh hoạt, đúng giờ giấc của bạn và mỗi khi bạn đưa bé cún vào lại trong chuồng thì bạn không có phản ứng lại với tiếng kêu, tiếng sủa của bé cún nha, các bạn quay đi, không nhìn, không la, không trả lời, không chạy lại mỗi khi mà bé cún sủa thì rất nhanh chóng sau đó bé cún sẽ im lặng và quen hiểu rằng khi vô đây là thời gian nghỉ ngơi, không cần phải sủa. Chỉ khi nào người chủ gọi tên mở chuồng ra kêu bé cún lại, thì lúc đó bé cún có thể tha hồ vui chơi, vận động, sủa kêu thoải mái; còn khi ở trong chuồng thì lúc đó là thời gian im lặng.

Những điều cần làm khi lần đầu mang cún về nuôi

Chuồng có thể tập cho cún quen với sinh hoạt những ngày đầu

;

2. Tập giờ giấc nhốt, thả

Khi các bạn nhận nuôi bé cún, gần hết là những bé cún này rất là nhỏ, nhỏ như vậy thì cái khả năng học cách đi vệ sinh đúng chỗ và nhịn tiểu để được đi ra đúng chỗ vệ sinh thì chưa hình thành rõ ràng, cho nên là bé cún sẽ mắc tiểu tiện lúc nào thì tiểu tiện lúc đó, mắc đại tiện lúc nào thì sẽ đại tiện ngay lúc đó. Cho nên khi mà các bạn có khay ở dưới chuồng thì việc vệ sinh chuồng cho các bạn cũng dễ dàng hơn khi mà phân và nước tiểu của bé cún sẽ rớt xuống cái khay, các bạn chỉ cần rút ra và vệ sịnh thôi còn hơn là chảy ra khắp sàn, khắp nhà, mọi cái vách tường hay là góc nhà của bạn thì đều dính cái mùi nước tiểu và phân của bé cún, sau này khi mà bé cún lớn lên, biết đánh hơi tìm chỗ đi vệ sinh thì bất cứ chỗ nào ở trong nhà có cái mùi nước tiểu của bé cún hay mùi phân của bé cún thì là nơi mà bé cún có thể đi vệ sinh thì sẽ khó cho các bạn dạy vệ sinh sau này.

Những điều cần làm khi lần đầu mang cún về nuôi

Tập cho cún quen với nhốt thả để không đi bậy khắp nhà và công cộng

;

3. Cách ly mầm bệnh

Nếu như nhà của các bạn đang nuôi một bé cún thì các bạn nên cách ly trong thời gian đầu. Đôi với bé cún nhỏ, mới tiêm 1-2 mũi chưa có đủ để mà có sức đề kháng vì vốn dĩ trên bản thân các bé cún lớn lên là có mầm bệnh; nhưng mà do cún lớn có sức đề kháng mạnh cho nên là vi trùng, vi khuẩn hay vi rút ở trên thân bé cún là không xi nhê nhưng mà một khi đã bị lây qua qua bé cún nhỏ còn rất là non thì việc phát bệnh là hoàn toàn dễ dàng xảy ra.

Còn nếu như các bạn không có nuôi một bé cún nào khác, chỉ nuôi một bé cún mới này thôi thì cũng vẫn cần cách ly vì khi mà đi khắp nô ở trong nhà, bé cún có thể liếm láp đất, giun sán vô trong bụng của bé cún thì lúc đó chưa cần tới vi rút mà giun sán trong bụng cũng đủ để làm tiêu chảy hoặc là đi phân ra máu rồi. Như vậy, là nên cách ly và giữ an toàn vệ sinh về việc bé cún ăn uống hay liếm những cái đồ vật trong nhà nha.

4. Tập dần với đồ chơi

Khi mà các bạn chưa dạy được cho bé cún biết đâu là đồ chơi cho bé cún thì khi bé cún ngứa răng đi khắp nơi ở trong nhà bé cún sẽ cắn vô bất kì những thứ nào mà bé cún cảm thấy là mềm, dễ chơi hoặc là dễ cắn, như vậy thì bé cún sẽ cắn banh tất cả mọi thứ trong nhà. Cho nên, khi mà không trông chừng bé cún thì đưa bé cún vào trong chuồng là một giải pháp rất là tốt và khi có thời gian thì thả bé cún ra chơi với đồ chơi, dạy cho bé cún biết đâu là thứ bé cún được cắn, đâu là những thứ đồ trong nhà mà không nên cắn.

5. Duy trì một loại thức ăn

Nếu các bạn có thể sử dụng một loại thức ăn mà chủ cũ cho bé cún ăn hằng ngày đó thì sẽ rất là an toàn, các bạn sẽ rất là an toàn, các bạn cứ tiếp tục duy trì cho ăn như cũ thì nó không có bị đi phân lỏng hay là bị nôn ói. Còn nếu như mà các bạn sử dụng một loại thức ăn mới cho bé cún thì các bạn nên cho cún ăn một chút thôi, một chút để thử mỗi ngày để xem bé cún có ra được phân tốt hay không, bé cún có bị dị ứng hay là gây kích ứng đối với những loại thức ăn mới hay không nha. Nhiều khi không phải là do một cái con vi rút nào cả hay một cái bệnh nào cả, chỉ đơn giản là bé cún còn rất nhỏ nếu chúng ta cho ăn một loại thức ăn mới là có thể bị kích ứng trong dạ dày của bé cún thì gây ra ói, đi phân lỏng, phân sệch nên vậy thì chỉ cho ăn một ít thức ăn thôi, bé cún sẽ không no nhưng mà nó an toàn để chúng ta theo dõi sau khi bé cún ăn cái thức ăn mới này ra phân tốt thì chúng ta tiếp tục tăng cái lượng thức ăn mà mỗi bữa bé cún cần ăn, sẽ rất an toàn.

Còn một khi mà các bạn cho ăn thức ăn mới mà nó bị phân sệch thì các bạn chụp ngay cái hình lại theo dõi đưa cho bác sĩ thú y để bác sĩ thú chẩn đoán chính xác hơn và ngưng cái loại thức ăn đó, đổi qua thức ăn mà chủ cũ đã cho ăn thì sẽ an toàn hơn.

Những điều lưu ý trên có thể sẽ giúp cho những bạn mà mới lần đầu nuôi cún hay là chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc nuôi cún thì sẽ giúp cho các bạn có được kiến thức tốt và chăm sóc cún tốt hơn trong giai đoạn đầu mới mang về nhà nhé.