Làm thế nào để chó ngưng sủa khi gặp người lạ?
Nếu chú chó cưng của bạn cứ sủa điên cuồng và có thêm hành động tấn công quá mức đối với người lạ. Điều đó có thể tốt trong trường hợp có kẻ đột nhập nhà bạn. Nhưng nó cũng không hoàn toàn tốt nếu như đó là vị khách mà bạn thân quen. Vậy làm thế nào để chó ngưng sủa khi gặp người lạ? Cùng AppHelpMe.Com tìm hiểu ngay mẹo giúp chú chó của bạn kiểm soát tốt tiếng sủa của nó nhé!
Vì sao chó của bạn lại sủa khi gặp người lạ?
- Bản năng đánh dấu chủ quyền lãnh thổ của chó rất mạnh mẽ. Nên khi có người lạ xâm nhập hoặc cái gì đó làm cho chú chó sợ hãi, nó sẽ sủa.
- Chó sủa để cảnh báo chủ nhân về mối đe dọa.
Bạn không nên làm gì khi chó sủa?
- La hét, chửi đánh chó, chỉ khiến chó sợ hãi hơn và phản ứng nghiêm trọng hơn.
- Đừng nên bịt rọ mõm khi chưa thực sự cần thiết.
- Đừng hỏi “ai đó” khi có người lạ tiến đến vì sẽ kích hoạt động cơ bảo vệ lãnh thổ của chó.
Bạn nên làm gì để chó ngừng sủa?
- Ngăn chặn tầm nhìn của chó với bên ngoài bằng cách kéo rèm cửa, nhốt chó trong chuồng, có miếng phim che bớt cửa sổ, xây hàng rào cao quanh sân,…
- Tạo ra tiếng động như lắc chùm chìa khóa để tạm thời khiến chú chó ngừng sủa.
Làm thế nào để chó ngừng sủa khi gặp người lạ?
- Hãy dạy chó biết cách khi nào nên sủa, khi nào nên im lặng.
- Hãy thưởng thức ăn cho chó khi nó vâng lời.
- Nếu di chuyển bằng xe ô tô, nên có dây đai an toàn hoặc chuồng dành riêng cho chó.
- Cho chó của bạn đi gặp huấn luyện viên để nó vâng lời hơn.
Hãy hiểu tiếng sủa của chó cưng
Tiếng sủa chính là tiếng nói, là cách mà chú chó giao tiếp với bạn và cả những người xa lạ. Khi gặp người lạ chó sẽ sủa, đó được xem là tiếng sủa chủ quyền của nó. Bản tính bảo vệ lãnh thổ của chó rất mãnh liệt. Cho nên, khi trông thấy người lạ mặt vào sân nhà, một số chú chó có thể xông ra sủa dữ dội thậm chí cắn người bất chấp mệnh lệnh của chủ nhân.
Chó cũng sẽ sủa khi cảm nhận có hành động, âm thanh, con người, hình ảnh nào đó khiến nó cảm thấy sợ hãi và xem người lạ là một mối đe dọa. Nó sẽ cất tiếng sủa để cảnh báo cho chủ nhân của mình. Bạn sẽ nhận ra tiếng sủa này khi dắt chó đi dạo công viên, trên đường hoặc ở nơi xa lạ nào đó.
Bạn không nên:
1. Bạn không nên chửi mắng, thậm chí la hét hay đánh chó. Những hành động đó chỉ khiến chó sợ hãi, lo lắng và căng thẳng hơn. Nó có thể càng sủa dữ dội hơn và xông ra cắn người. Là một người chủ thực thụ, bạn hãy hiểu điều chú chó của mình đang lo là gì. Sủa là bản năng của loài chó, bạn nuôi nó cũng vì để nó đem lại cho bạn những tiếng sủa hữu ích đúng không nào! Hãy ngừng căng thẳng vì chó của bạn chuyên sủa người lạ. Thay vào đó, bạn hãy huấn luyện chú chó bài bản hơn, để nó biết khi nào nên sủa.
2. Bạn cũng không nên bịt mõm chó khi nó đang phản ứng dữ dội, có thể khiến chó của bạn tổn thương và kéo theo nhiều vấn đề nghiêm trọng sau đó. Dù thế nào, bịt mõm để chó ngưng sủa cũng nên là lựa chọn cuối cùng khi không thể cứu vãn được tình hình.
3. Câu hỏi “Ai đó?” và nhìn vào chó khi có ai đó bước đến gần nhà bạn sẽ khiến chó bật chế độ bảo vệ và sủa cảnh báo. Hãy ngừng lại điều đó để chó của bạn đỡ sủa người lạ hơn nhé.
Giúp chú chó của bạn ngưng của tạm thời
Chó chỉ sủa khi thấy có người lạ hoặc những âm thanh, hình ảnh nào đó lạ lẫm khiến nó cảm thấy bị đe dọa. Vì vậy, bạn có thể tạm thời giúp chú ngăn chú chó sủa inh ỏi bằng những cách dưới đây:
1. Hãy che chắn tầm nhìn của chó với bên ngoài, nó ít nhìn thấy mọi người qua lại sẽ ít xuất hiện động cơ bảo vệ lãnh thổ bằng tiếng sủa. Bạn có thể kéo rèm cửa cả ngày khi nhốt chó ở nhà. Bạn cũng có thể dùng tấm phim che đi cửa sổ, cửa kính, để chó khó thấy người bên ngoài.
2. Xây những hàng rào cao bao quanh sân nhà bạn, điều đó cũng ngăn chó thấy những người đi qua lại ngang nhà bạn. Chú chó của bạn sẽ yên tâm chơi đùa trong sân nhà mình.
3. Làm chó ngừng sủa lập tức bằng cách tạo tiếng động để làm xao nhãng sự chú ý của chó đến người lạ mà nó đang sủa. Bạn có thể lắc chùm chìa khóa để làm chó giật mình và nhìn vào bạn. Lúc này bạn hãy ra lệnh “ngồi yên”. Nếu chú chó nghe lời, bạn hãy thưởng cho nó món ăn / đồ vật nó thích sau khi người lạ đã đi khỏi. Nếu nó tiếp tục sủa, bạn hãy lặp lại cách lắc chìa khóa cho đến khi nào chó nghe lời.
Một số cách huấn luyện chó tiếp xúc tốt với người lạ
Chó của bạn sủa bất chấp mệnh lệnh của chủ, điều đó gây khó chịu trong khá nhiều tình huống. Hãy hiểu rằng chú chó đang sợ hãi, đang bật bản năng bảo vệ lãnh thổ và nó muốn cảnh báo cho bạn. Động cơ đó hoàn toàn tốt đúng không nào.
Vậy thì, bạn chỉ cần giúp chó sủa một cách có kiểm soát và biết được khi nào nên sủa. Vấn đề là bạn sẽ làm như thế nào. Và dưới đây là một số biện pháp huấn luyện chó hản ứng với người lạ AppHelpMe.Com nghĩ rằng sẽ hữu ích.
1. Dạy chú chó biết khi nào thì phải “im lặng” bằng cách giữ mõm chó
Mục tiêu của cách làm này là để cho chó sủa 3 – 4 lần nhằm báo cho chủ nhân biết có người đến nhà. Sau đó nó sẽ ngừng sủa khi bạn ra lệnh “im lặng. Hãy làm từng bước như sau:
- Khi có người lạ đi đến cửa, bạn để chú chó sủa vài tiếng, sau đó đến gần nó và bảo “im lặng.
- Bạn đi đến gần, ngồi xuống, dùng tay nhẹ nhàng giữ mõm chó lại và nói lặp lại “im lặng”. Giữ mõm chó khoảng 30 giây.
- Sau đó bạn thả mõm chó ra, bạn đi đến một nơi xa cánh cửa, và bảo chó “lại đây”.
- Nếu chú chó của bạn ngoan ngoãn ngồi yên và ngừng sủa, hãy thưởng thức ăn ngon cho nó. Khi người lạ đã đi rồi mà chó vẫn ngồi ngoan thì tiếp tục thưởng một lần nữa cho nó.
- Nếu chú chó không chịu giữ yên lặng thì bạn hãy lặp lại quy trình cho đến khi nó ngoan trở lại.
- Hãy kiên trì, những lần đầu tiên chú chó khó nghe lời, làm vài lần nó sẽ quen và ngoan như bạn muốn.
2. Dạy chú chó “im lặng” mà không cần dùng tay bịt mõm
Nếu bạn không thích nắm mõm chó vì sợ thú cưng của mình bị sợ hãi. Bạn có thể thử dạy cho nó “im lặng” bằng cách khác.
- Để chó sủa vài tiếng khi nó thấy người lạ xuất hiện ở cửa. Sau đó bạn đi đến gần nó và bảo “im lặng”. Nếu nó ngoan như lời bạn nói, hãy thưởng gấp một miếng ăn ngon như chút thịt gà, miếng phô mai, xúc xích,…
- Bạn cứ lặp lại việc nói “im lặng” và thưởng đồ ăn vài ngày cho đến khi chú chó thực sự hiểu thế nào là im lặng.
- Ban đầu, thời gian thưởng sẽ rất nhanh, chỉ tầm 2 giây sau khi chó im lặng sẽ được thưởng. Hãy tăng dần thời gian lên 5 giây, 10 giây, 20 giây, 30 giây. Sau cùng bạn có thể thôi thưởng khi chó nghe lời.
3. Thưởng thức ăn cho chó khi dắt nó đi dạo
Nếu chú chó của bạn thường xuyên sủa người lạ khi bạn cho nó đi dạo, đi công viên. Bạn hãy mang theo thức ăn yêu thích và cho nó ăn khi nó có ý định sủa ai đó. Hãy quan sát chú chó để biết khi nào nó sắp sủa. Điều này có thể khác nhau tùy từng chú chó, nhưng nhìn chung chó sắp sủa khi có những biểu hiện như: Vểnh tai lên, lông dựng lên, cách đi của nó thay đổi…
Bạn có thể ngăn chó sủa bằng cách để đồ ăn trước mũi của chó. Khuyến khích nó ngồi xuống và ăn đồ ăn khi có người đi qua. Nếu chú chó vâng lời, bạn hãy luôn khen ngợi và cho nó đồ ăn khi nó không sủa người đi qua.
4. Ngăn chó sủa khi đi trên xe ô tô
Trường hợp chú chó của bạn được chở trên ô tô và nó có xu hướng sủa những người đi xe khác. Vậy thì bạn hãy cho nó ngồi trong lồng chuyên biệt để nó không thể thấy những người khác hoặc chó khác. Nếu chú chó của bạn không thích ngồi trong lồng, bạn có thể thắt dây đai an toàn cho nó.
5. Gặp huấn luyện viên chó chuyên nghiệp
Nếu bạn đã thử mọi cách rồi nhưng chó vẫn không ngưng sủa khi gặp người lạ. Vậy thì hãy nhờ đến các huấn luyện viên chó chuyên nghiệp. Họ sẽ giúp chú chó của bạn biết được khi nào nên sủa và khi nào nên im lặng.
AppHelpMe.Com hi vọng một số biện pháp bên trên giúp bạn đọc giải đáp được làm thế nào để chó ngưng sủa khi gặp người lạ. Chúc bạn luôn vui vẻ bên chú chó ngoan của mình nhé!