Tại sao trước khi đem muốn nuôi thì phải kiểm tra kĩ cún ?

  • Xem cún có bị bệnh hay là cún không có nguồn gốc xuất xứ đạt chuẩn không.

Tại sao lại lựa cún thông minh, khỏe trước khi đem về nuôi mà không phải là ngẫu nhiên cún nào cũng được ?

  • Phần là vì chọn cún thông minh thì mức độ dạy dỗ cho bé cún sẽ nhanh hơn và dễ nghe lời chủ hơn.

Khi mà các bạn đi tìm chọn cho mình một bé cún để nuôi, thì các bạn không biết cách nào để chọn ra đâu là bé cún khỏe mạnh và quan trọng là thông minh, lanh lợi dễ cho bạn huấn luyện, dạy dỗ. Bài viết sau đây sẽ chỉ ra cách nào để chọn ra những bé cún ưng ý nhất đối với bạn.

1. Sức khỏe

Vì ngày nay, càng nhiều bạn khi mang bé cún về nhà thì phát hiện ra bé cún mắc rất nhiều bệnh. Nhiều nhất là bệnh đường ruột thông thường và bệnh đường ruột do nhiễm virut rất nghiêm trọng sẽ dẫn đến tỉ lệ tử vong của các bé cún rất là cao. Thông thường, thì các bạn có thể tự mình kiểm tra trực tiếp sức khỏe của bé cún bằng cách nhìn bằng mắt thường và kiểm tra số sức khỏe tiêm phòng vắc xin hoặc là các bạn có thể kiểm tra các dấu hiệu trên cơ thể của bé cún.

Bắt đầu từ mắt bé cún thì các bạn nhìn trong, sạch sẽ; không có mảng đục; không có chảy rèn; chảy nước mắt và lông ở xung quanh mắt không bị mọc dài đâm vô mắt, nếu mà mọc đâm vô mắt thì mắt bé cún dễ sưng đỏ, đặc biệt là hai bên khóe mắt của bé cún không bị chảy nước mắt nếu mà chảy nước mắt thì các bạn sẽ phải dùng tới thuốc nhỏ mắt giúp cho bé cún bớt đi chảy nước mắt.

Tiếp theo, dấu hiệu cho thấy bé cún đang khỏe mạnh đó là mũi của bé cún. Trong trạng thái khỏe mạnh thì mũi của bé cún sẽ có độ ẩm và có cái màng hơi nước bám ở trên mũi, hơi ẩm nhưng không phải là chảy nước, nếu như chảy nước mũi chảy dịch từ mũi ra là đang bị bệnh. Còn mũi không có ẩm, bị khô là bị bệnh rất nặng.

Cách chọn cún cưng khôn, khỏe trước khi đem về nuôi

Kiểm tra kĩ toàn bộ cơ thể của bé cún trước khi mua về

;

Sau khi coi mắt và mũi thì các bạn có thể coi răng của bé cún, các bạn vuốt ở hai bên mang tai và kéo lên kiểm tra xem răng và nứu của bé cún có sạch sẽ, hồng hào, trong miệng không có bị sủi bọt, không bị chảy những dịch kì lạ thì răng miệng khỏe mạnh, sạch sẽ.

Điều tiếp theo, các bạn cần phải hết sức lưu ý đó là da của bé cún, những cái bệnh về nấm, ghẻ, có rất nhiều loại và đặc biệt là ve bám ở trên người của bé cún có thể bị lây từ chó mẹ qua hay là bị lây từ đàn khác thì các bạn kiểm tra ve và nấm thường xuyên. Đó là trán của bé cún các bạn kiểm tra xem có nấm trắng li ti không, xem có những con ve nào bám ở đó không, hai bên thái dương lật tai lên xem có bị ghẻ, nấm gì không và gáy, cổ đó là những nơi mà ve thường xuyên tụ tập.

Tiếp theo là cẳng chân các bạn kiểm tra xem có bị ngứa, nổi mẩn đỏ gì không nếu mà không có tức là bé cún khá là sạch sẽ.
Các bạn cũng kiểm tra luôn xem phần bụng và nách của bé cún, bụng và nách xem có bị mẩn đỏ hay không. Phần chíp của bé cún xem có trầy xước gì không nha.

Còn tai thì khô ráo, sạch sẽ không bị chảy nước. Nếu mà bé cún có nhiều ráy tai và chảy nước, đó là dấu hiệu của bệnh viêm tai sẽ gây mùi hôi khó chịu và bé cún thường xuyên ngứa và gãi liên tục, còn bé cún bình thường mức độ gãi nó thi thoảng thôi.

Kiểm tra xem hậu môn của bé cún xem có sạch sẽ, khô ráo, hồng hào thì đó là trạng thái bình thường, phần lông xung quanh mông của bé cún không có bị dính nước, bếch hay là quấn cục vì nếu đại tiện ra không sạch sẽ thì sẽ dính những phần lông lau đi nó cũng không có hết được, chỉ có rửa nước mới sạch và cái việc tắm, sấy khô thường xuyên như vậy là không thể.

Và một phần là không phải bé cún nào cũng gặp phải là bị viêm phổi, các bạn hãy kê bé cún lại và xem tiếng thở của bé cún có khò khè không, nếu không nghe âm thanh gì hết thì tương đối rất là ổn. Và đó là sơ bộ khi các bạn kiểm tra bằng mắt thường trên thân thể của bé cún.

2. Vấn đề tiêm phòng vắc xin

Trong cuốn sổ theo dõi sức khỏe của bé cún, thì các bạn hoàn toàn chú ý tới những thông tin như ngày sinh của bé cún thì các bạn tính xem bé cún đã được tiêm phòng đúng ngày hay chưa.

Cách chọn cún cưng khôn, khỏe trước khi đem về nuôi

Vắc xin phòng ngừa 7 bệnh cho cún

;

Thông thường ngày nay thì các tiêm vắc xin phổ biến đó là vào khoảng 55 ngày tuổi của bé cún thì sẽ được tiêm mũi vắc xin thứ nhất. 55 ngày tuổi khoảng 2 tháng thì bắt buộc bé cún phải được tiêm 1 mũi rồi. Còn đối với mũi tiêm thứ hai đó là sau khi tiêm mũi thứ nhất khoảng 20 ngày thì tiêm tiếp mũi thứ 2, tức là 75 ngày thì bắt buộc phải tiêm đủ 2 mũi cho bé cún. Còn mũi thứ 3 là sau mũi thứ 2 khoảng 20 ngày, tức là 95 ngày thì phải được tiêm mũi thứ 3.

Sau những vấn đề trên để tìm cún khỏe mạnh thì các bạn có thể nhìn trong đàn xem chú cún có vóc dáng mà bạn ưng ý thì nó phụ thuộc vào cái vấn đề thẩm mỹ cá nhân, chứ không có một tiêu chuẩn nào thực sự cho một bé cún. Đẹp là trong con mắt của mỗi người chúng ta, nên là vượt qua những tiêu chuẩn trên rồi thì các bạn hãy chọn cún cưng mà các bạn muốn nuôi nhất nhé.

;

;

;