Bạn đã từng nghe đến Trung Khánh chưa, Trùng Khánh trong tiếng Hán nghĩa là hạnh phúc nhân đôi và còn hơn thế nữa khi bạn lạc vào những nơi hút bạn khi tới nơi đây

1. Tàu điện xuyên chung cư

Ở Trùng Khánh thì bạn sẽ bị lạc bởi vì nơi đây có những giao lộ hay những tuyến đường chồng chéo lên nhau rất kì lạ, ở nơi đây thì không có bản đồ nào có thể định vị được ngay cả Baidu hay Google cũng phải chịu vì độ phức tạp của đô thị này.

Trùng Khánh: Nơi có hệ thống giao thông độc đáo và lối kiến trúc phố cổ

Tàu điện xuyên chung cư ở Trùng Khánh

;

Trùng Khánh thì có rất nhiều điều ấn tượng vì có những chuyến tàu điện trên không. Đa số tàu điện ngầm đều chạy dưới lòng đất, nhưng mà dọc theo sông Trường Giang thì bạn sẽ thấy những tuyến tàu trên không trên khắp thành phố, những tuyến tàu nhanh như trong phim viễn tưởng của tương lai vậy. Đặc biệt là những tuyến tàu đi xuyên qua những tòa nhà chung cư.

2. Phố cổ Từ Khí Khẩu

Ở phố cố thì sẽ rất là ồn bởi những âm thanh rất là vui nhộn. Đây là một khu phố cổ rất là nổi tiếng cách trung tâm khoảng 15km, tuy khu phố cổ này không lớn như ở Lệ Giang hay là Phượng Hoàng cổ trấn nhưng nơi đây lại tập trung rất là nhiều hoạt động độc đáo.
Từ Khí Khẩu từng là một bến thuyền giao thương lớn rất là nhộn nhịp vào thời nhà Minh và nhà Thanh dọc theo dòng sông Gia Lăng. Vào thời nhà Thanh thì nơi đây là nơi sản xuất gốm nổi tiếng nhất trong vùng, phần lớn các ngôi nhà của Từ Khí Khẩu mang đậm các kiến trúc nhà dân gian của Đông Tứ Xuyên.
Đi dạo trong phố cổ thì các bạn sẽ thấy các làng nghề truyền thống cổ truyền luôn và mọi người có thể mua về để làm quà hoặc là làm đồ lưu niệm đó chính là những trang sức bằng bạc và những cửa hàng bánh kẹo được trang trí rất là dễ thương trông rất là đẹp mắt. Có một món quà lưu niệm trông rất đặc biệt đó là những con búp bê được làm theo kinh kịch Tứ Xuyên được làm bằng hình nộm nổi bật có thể mua về để làm quà.

Có rất nhiều các nhà hàng và các nhà cổ san sát nhau nên họ kinh doanh rất là nhiều hoạt động từ vẽ tranh ảnh cho đến các loại thư pháp và làng nghề vẽ tranh thư pháp ở đây rất là thịnh hành, họ vẽ hoàn toàn bằng tay thủ công mực đen trên giấy trắng tạo thành những tác phẩm rất là nổi bật hoặc là các bạn có thể vào những quán cà phê được thiết kế rất là độc đáo bạn có thể nhâm nhi tách trà, cà phê để ngồi nghe nhạc thưởng lãm phong cảnh trong phố cổ qua những ô cửa sổ trong quán.

Ở phố cổ Từ Khí Khẩu thì bạn sẽ thấy rất là nhiều người hóa trang kiểu kinh kịch mặt trắng bệch đứng ở bên ngoài để chào khách. Ở trước các cửa hàng biểu diễn kinh kịch Tứ Xuyên, một loại hình biểu diễn truyền thống vẫn còn được lưu truyền và người dân ở đây rất là hưởng ứng. Kinh kịch được bắt đầu từ thời nhà Thanh dưới triều của hoàng đế Càn Long, ở Bắc Kinh thì nó được gọi là kinh kịch, qua đến Tứ Xuyên thì được gọi là xuyên kịch đến Tương Dương thì gọi là tương kịch mà nhìn chung vẫn gọi là kinh kịch. Có lẽ ở Trùng Khánh và Tứ Xuyên mới có thêm biến diện đổi mặt, kinh kịch ở Trung Quốc còn được người phương Tây gọi là ca kịch phương Đông là một loại hình sân khấu rất đẹp mặt của Trung Quốc mang đậm văn hóa thuần túy của người Á Đông. Nếu mà người nước ngoài lần đầu tiên xem kinh kịch thì sẽ thấy có một khoảng cách rất là xa vời và khó tiếp cận do một phần xem không hiểu và chả biết gì. Có thể nói đây là một loại hình tổng hợp bằng cả quá trình hợp nhất giữa ca nói, biểu diễn, múa võ, vũ đạo luôn để thuật lại các câu chuyện, sự kiện, truyền thuyết trong lịch sử hàng ngàn năm của Trung Hoa. Kinh kịch thì người ta rất hay vẽ mặt, nhưng đến Trùng Khánh, Tứ Xuyên thì họ không cần phải vẽ mặt nữa mà đeo mặt nạ vải và người ta có thể thay đổi cả chục bộ mặt khác nhau được gọi là biến diện.

Trùng Khánh: Nơi có hệ thống giao thông độc đáo và lối kiến trúc phố cổ

Diễn viên trong trang phục cổ trang đang diễn kinh kịch

;

Có thể nói dưới thời phát triển công nghệ dưới các loại hình ca nhạc hiện đại thì khác nhưng đến phố cổ Từ Khí Khẩu thì người ta vẫn có thể hoài cổ với nhiều loại hình truyền thống để nó không bị mai một.

Đồ ăn ở trong phố cổ rất là đa dạng như bạch tuộc nướng và bánh kẹo ở đây rất là nhiều bạn có thể thấy người ta chế biến ngay tại chỗ luôn. Ở đây cũng có món ăn đặc trưng khác như mì đập, những sợi mì thì được người ta đập qua ray rồi sau đó trụng vào nước sôi cho chín và những nét độc đáo khác ở phố cổ.