Một cái Tết nữa lại đến, đối với tôi mỗi lần Tết đến xuân về là mỗi lần hoài niệm. Mỗi năm trôi qua, Tết không còn nhiều điều thú vị như xưa. Chúng tôi đều lớn, đứa đi học đứa, đứa đi làm lễ tết rãnh lắm mới về. Tết đến buồn nhiều hơn vui, buồn vì các anh chị em trong gia đình không còn họp mặt nô đùa như trước, buồn vì giờ mẫm cơm ngày 29 30 vắng lặng đi nhiều. Những món ăn vẫn vậy, nhưng con cháu không còn đông đủ như xưa. Nào là bánh tét, dưa chua, bánh táng, bánh phồng, bánh in rồi còn nồi thịt kho Tàu nữa, nhìn mâm cơm mà nhớ. Với tôi có lẽ ấn tượng nhất là thịt kho tàu, một món ăn mà năm nào tôi cũng được ăn vào tết, thuở bé tôi hay hỏi mẹ ràng tại sau phải làm món này để cúng ông bà, tại sau năm nàu cũng thịt kho bánh tét hết vây. Câu trả lời của mẹ chỉ nói là theo phong tục từ xưa nay thôi, nên tôi cũng không hỏi nhiều. Sau này lớn lên, đi nhiều nơi học hỏi nhiều điều tôi cũng nhận ra đây là nét đặc trưng và văn hóa của dân tộc, và tôi cũng có câu trả lời cho câu hỏi của mình.

Nhớ nồi  “Thịt kho Tàu” ngày tết.

Về cái tên ” Thịt kho Tàu ” theo tìm hiểu của cá nhân mình thì món ăn này từ xưa được nấu để dành ăn lâu ngày trên các con tàu ( vì thịt kho kiểu này có thể hâm đi hâm lại để ăn dần ). Đây là cách giải thích của dân gian, còn theo nhà văn Bình Nguyên Lộc có viết:

” Chữ Tàu trong văn hóa miền Tây có nghĩa là ” mặn ngọt lờ lợ” . Món thịt kho tàu có thể hiểu nôm na là thịt kho lạc bởi hương vị lờ lợ của món ăn có thể ăn nhiều ngày.”

Theo nhà văn Bình Nguyên Lộc

Ngoài cái tên thịt kho Tàu ra, còn có tên khác như thịt kho trứng hay thịt kho riệu. Với tên nào cũng mang lại ý nghĩa con cháu sum vầy. Mong muốn dân lên tổ tiên những món ăn từ đời xưa truyền lại như một cách nhớ ơn, thể hiện lòng thành đối với tiền nhân đi trước.

Thịt kho Tàu mang ý nghĩa to lớn trong văn hóa của người dân, đặc biết là Tết. Mỗi độ Tết đến xuân về, đi đâu bạn cũng gặp món thịt kho trứng lạ mà quen. Món ăn khiến bạn liên tưởng đến sự sum vầy –  một món ăn mà mình hay nói đùa là món hồi ức, ngoài ra trứng để nguyên không chia ra còn thể hiện cho sự trọn vện và đầy đủ cho gia chủ.

Nhớ nồi  “Thịt kho Tàu” ngày tết.

Quả thật, khi thấy món này, trong lòng tôi có cảm giác rất lạ. Không chỉ là món ăn, đối với tôi đây cũng là một phần kĩ niệm và tuổi thơ.

Vậy làm món ăn này có khó không?

Câu trả lời là dễ mà cũng rất khó. Cá nhân mình đã tự học và nấu ,ón này ở mức ăn được. Nguyên liệu cũng rất dễ tìm; thịt phải là thịt ba rọi, trứng vịt phải là trứng cũ, thêm một số gia vị cần thiếc là xong. Nói đơn giản vậy đó, nhưng để nấu ra một nồi thịt ngon như của bà của mẹ thì không dễ chút nào. Nhớ lần đầu tôi nấu, một nồi thịt vừa mặn vừa xấu về hình thức. Từ tuef sau này, học hỏi và cố gắn, tôi cũng nấu được một nồi ưng ý để cúng ông bà tổ tiên. Có một điều mà mẹ tôi dạy, ướp thịt xong rồi đem phơi nắng, làm như thế nấu mở sẻ trong hơn, còn muốn có màu cánh gián thì thắng đường hay dùng nước màu dừa, làm thế hương vị và màu sắc cũng hấp dẫn hơn. Chú ý vớt bọt đều sẻ làm nước trong, đó bao nhiêu là thứ phảo học, nhưng cuối cùng thì tôi cũng nấu được hương vị của sum vầy. 

Món thịt kho này mà muốn ngon và đậm vị thì không thể thiếu các món ăn kèm như dưa cái muối, củ kiệu, dưa chua,.. các món này giúp đỡ ngán mà còn giúp tăng khẩu vị thưởng thước nữa chứ. Đây được xem là một sự kết hợp hoàn hảo, nhớ khi gần tết, mẹ tôi hay mang vài cây cải cần xạ về, thêm một ít của kiệu rồi thêm cà rốt và cải trắng nữa. Mẹ làm đủ thứ dưa chua để ăn vào các bữa cơm dể đỡ ngán, và ngày tết cũng vậy. Mà tết thì mẹ tôi chuẩn bị nhiều món ăn lắm, bánh trái đồ nữa, có khi thì gói bánh, tất bậc vô cùng. Cũng chính vì vậy, ngày xưa tôi thích tết lắm, được lì xì nè rồi phụ mẹ làm đủ món ăn rất vui.

Nhớ nồi  “Thịt kho Tàu” ngày tết.

Mà các bạn có thắc mắc, tại sao phải cúng thịt kho tàu ngày tết không?

Như mình đã nói bên trên, thịt kho tàu được cúng để nhớ ơn ông bà tổ tiên. Mình được kể, xưa khi vào Nam khai hoang mỡ cõi, đây là vùng đất còn mới lạ, để đồ ăn được lâu thì món thịt kho tàu này được ra đời. Trên các con tàu Nam tiến còn có rất nhiều loại bánh để ăn lâu dần mà sau này được xem là bánh dân gian vô cùng hấp dẫn, trong đó bánh tét là một ví dụ. Ngày tết dân cúng các món ngon, các món truyền thống lên ông bà tôt tiên như một lời tri ân là ” con cháu vẫn nhớ ơn mở cõi và vẫn giữ gìn truyến thống xưa nay “.

Một điều khác là vào ngày tết, việc mua đồ ăn thức uống rất khó khăn. Ngày xưa, thì Mùng Tết chợ sẻ không họp để buôn bán, vậy nên việc tìm các món đãi khách rất khó. Việc nấu nồi kho thịt cũng giúp gia chủ có món mà nhâm nhi với khách đến chơi nhà. Có lẽ đây cũng là một nét văn hóa xưa nay được lưu truyền, tết mà đến gia đình nào cũng thấy thịt kho, lạp xưỡng, khô,.. tuy ngán đấy, nhưng cũng rất vui.

Vậy đó, Thịt kho Tàu bây giời không còn là một món ăn đơn giản mà là cả một bầu trời tuổi thơ, là nét đẹp văn hóa của tổ tiên truyền lại cho con cháu.

” Tết về ngồi nấu thịt kho

Cầu cho con cháu ấm no sum vầy.”

Nhớ nồi  “Thịt kho Tàu” ngày tết.

;