Cách làm bánh đúc gân lá dứa
Món bánh này có lẽ đối với nhiều người là món bánh tuổi thơ bởi nó gắn liền với mỗi người chúng ta từ khi còn bé, luôn được mẹ mua về cho mỗi lúc đi chơn về. Để có thể nhắc nhớ cho chúng ta một món bánh mà chúng ta đã ăn từ nhỏ thì giờ đây chúng ta cũng có thể tự tay làm cho mình cũng như cho người thân, bạn bè cùng nhau thưởng thức món bánh dân dã mà đậm chất hồn quê.
1. Bước 1: Lắng nước vôi trong
Chúng ta chuẩn bị nồi nước vôi trong và quậy nó lên, vôi này các bạn nên quậy khoảng chừng một muỗng canh thôi nó tương đương 25 – 30 gam, mình sử dụng cho 3 lít nước, nếu như các bạn cho nhiều vôi quá thì bánh sẽ bị nồng cái mùi vôi và màu bánh của mình cũng sẽ không được đẹp lắm. Quậy xong rồi thì sau đó các bạn để nguyên thau nước qua một bên khoảng chừng 15 phút sau thì mình sẽ lắng lấy nước vôi trong này mình quậy vào trong bột và nghiêng nhẹ nhẹ từ từ để vôi cặn không bị chảy xuống và phần cặn vôi đó các bạn bỏ đi luôn nha.
2. Bước 2: Nước lá dứa
Xay lá dứa thì các bạn canh một lít rưỡi nước, còn phần lá dứa các bạn cắt nhỏ nó ra và bắt đầu bỏ vào máy xay và xay, các bạn nên nhớ là không cho lá dứa một lượt mà cho từ từ vô máy xay, khi lá dứa đã được xay nhuyễn thì các bạn lược nó ra lấy nước.
3. Bước 3: Bột bánh
Các bạn chuẩn bị một cái túi, lộn mặt trái túi cho ra ngoài và cho bột gạo vô túi và bột năng cũng cho vô luôn. Sau đó đổ vô đó một lít nước và sau đó bắt đầu nhồi túi bột, khi mình nhàu như vậy thì nước bột trong túi sẽ ra nếu mà ra nhanh có nghĩa là bột của mình là bột cũ đó thì cái bột làm bánh nó sẽ dai và ngon hơn. Còn nếu mà mình nhồi hoài mà mình thấy nó bếch ở trong cái túi mà nó không ra là cái bột đó là bột mới. Gần hết rồi thì các bạn sẽ vắt nhẹ nó ra.
Tiếp sau dó, thì mình vắt bằng nước lá dứa thêm nước lá dứa vào hỗn hợp bột và vò cho bột chảy ra hết. Sau đó bột mà ra hết hoàn toàn có nghĩa là bột của mình ngon rồi đó.
Sau đó đổ hai loại bột vừa vắt vào hai cái nồi thật dày để khuấy bột và sau đó bắt lên bếp để khuấy song song hai nồi một lượt. Và cái thời gian khuấy bột nó rất lâu cỡ khoảng 1 giờ đồng hồ.
Nếu các bạn có thưởng thức nhiều loại bánh đúc thì cũng sẽ biết bánh đúc của miền Bắc thì người ta sẽ làm là màu trắng và hay có những hạt đậu phộng ở bên trong. Khi vô tới miền Nam thì các bạn sẽ thấy bánh đúc có bánh đúc gân, bánh đúc mặn thì loại này bị ảnh hưởng của người Hoa.
Những chiếc bánh đúc đã được cắt với màu sắc xanh trắng rất đẹp mắt
;
Và bánh đúc gân này khi các bạn làm, các bạn sẽ thấy nó như bánh lọt của miền Tây.
Khi khuấy thì tất cả các bột phải trong lên hết và các bạn sẽ thấy những cái bọt khí. Như vậy, có nghĩa là cái bột của mình đã chín và các bạn cho liền phần nước tro tàu vào trong nồi bột đã khuấy vừa chín xong và khi các bạn vừa cho nước tro tàu vào nồi thì các bạn tiếp tục khuấy cho nhanh để không nó sẽ bị đặc lại ngay và bị ráo lại liền. Sau đó các bạn sẽ múc tất cả hai thứ lại với nhau, khi mình cho tất cả vô với nhau quậy nhẹ nó theo những cái vân trắng xanh theo ý của các bạn và sau đó các bạn lấy khuôn quét dầu lên mặt khuôn đó và cho hết bột đã khuấy ra khuôn, chờ khoảng 1 giờ đồng hồ sau thì các bạn đã có thể cắt được rồi.
4. Bước 4: Làm nước đường thốt nốt
Cắt 500 gam thốt nốt thành hạt lựu cho vào nồi và sau đó cho vào 600 ml nước cốt dừa và bắt lửa lên nấu, không khuấy khi đang nấu đường thốt nốt và nấu cho đến khi đường tan hết, sau khi nấu xong rồi các bạn để nguội nước đường và sau đó dùng dao răng cưa cắt bánh đúc ra thành khúc lượn sóng cho vào dĩa và chan nước đường vào hoặc cũng có thể cho nước đường vào chén nhỏ và lấy bánh đúc để chấm và như thế chúng ta bắt đầu thưởng thức thôi.
Nên chọn dùng đường thốt nốt để làm nước đường sẽ mang lại vị ngọt thanh tao hơn
;
Bánh đúc gân đơn giản mà không thiếu sự tinh tế, mộc mạc hòa quyện với nước đường tạo nên một hương vị bánh nồng nàn tình quê, cũng như gợi nhớ lại bao kí ức của những hương vị bánh hồi trước lúc tuổi thơ đã từng mê mẩn.