Những điều có thể bạn chưa biết về bánh mì
Nói tới những món ăn đường phố, những món ăn sáng đặc trưng của người Việt Nam thì chắc hẳn hầu như ai cũng nghĩ đến bánh mì, một món ăn ngon, bổ, rẻ đối với người Việt. Từ trẻ em cho đến người già, ai ai cũng đã từng cầm trên tay một ổ bánh mì và ăn với một vẻ rất ngọn và tiện lợi. Bản thân mình cũng là một người rất yêu thích bánh mì và cực kì yêu thích là đằng khác. Nhưng có một số điều chắc hẳn bạn chưa biết về món ăn quốc dân này trên ở khắp nơi trên thế giới. Vậy thì hôm nay chúng sẽ cùng tìm hiểu về bánh mì cùng những điều có thể bạn chưa biết về món ăn yêu thích của người Việt này.
Bánh mì là gì?
- Bánh mì là một loại thực phẩm trong bữa ăn của mọi người, giúp bổ sung đầy đủ năng lượng. Bánh mì được làm từ nguyên liệu chủ yếu là lúa mì, kết hợp cùng bột bánh, ngũ cốc, nước để tạo ra một ổ bánh mì hoàn hảo.
Bánh mì có phổ biến trên thế giới không?
- Có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới và được đa số mọi người yêu thích.
Hình dạng của bánh mì ra sao?
Vậy thì sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những điều có thể bạn chưa biết về bánh mì.
1. Bánh mì đã xuất hiện từ bao giờ.
Có thể nói bánh mì là một loại thức phẩm có nguồn gốc lâu đời nhất trên thế giới. Vào khoảng 10000 năm TCN, lúc lúa mì và lụa gạo bước vài thời kì phát triển, người ta đã biết sử dụng những thực phẩm này trong cuộc sống hằng ngày. Lâu dần họ bắt đầu phát hiện ra những điều mới hơn khi kết hợp những loại nguyên liệu có sẵn như lùa mì, ngũ cốc, nước và cảm thấy ngon khi ăn thử. Và chính thời điểm này cũng là lúc mà món bánh mì được ra đời và phát triển mạnh mẽ đến hiện tại bây giờ. Từ thế kỉ thứ mười một, bánh mì đã được khuyến khích chọn làm một món lương thức chính trong bàn ăn của người phương Tây. Bánh mì khi xưa sẽ được lên men, làm ra với toàn bộ quy trình đều là thủ công, dần dần trài qua nên khoa học phát triển, những chiếc bánh mì hấp dẫn đã được tạo ra bới những cố máy tân tiến, hiện đại hơn.
2. Nét đặc trưng và nổi bật của chiếc bánh mì Việt.
Là một món ăn được hình thành và phát triển ở phương Tây, nhưng sau khi du nhập vào Việt Nam thì món bánh mì lại được biến tấu theo phóng cách riêng, bản sắc riêng của người Việt, khiến cho bánh mì trở thành một nét đặc trừng của đất nước Việt Nam và đưa tầm ảnh hưởng vươn ra thế giới. Với lớp vỏ bên ngoài giòn rụm cùng bên trong thơm xốp, một ổ bánh mì việt nam sẽ bao gồm thêm thịt, trứng, pate, dưa, rau ngò,….đi kèm mà một ổ bánh mì nước ngoài không bao giờ có. Chính điều này cũng đã đưa bánh mì Việt vươn xa hơn trên bản đồ quốc tế. Bánh mì Việt Nam còn được thêm vào từ điển Oxford vào ngày 23/03/2011 với tên gọi “Banh mi”. Nhiêu đó đã cho ta thấy được độ nổi tiếng của chiếc bánh mì Việt đẫm nhân đối với bạn bè quốc tế.
3. Làm thể nào để có được bánh mì.
Để làm được một chiếc bánh mì thơm ngon cần đòi hỏi chiếc bánh đó phải trải qua nhiều công đoạn mới có thể cho ra lò một chiếc bánh mì thơm phức, hấp dẫn. Dù là làm thủ công hay sử dụng máy móc thì chung quy lại, để làm được một chiếc bánh mì thơm ngon, ta cần phải trái qua cán bước như sau:
- Chuẩn bị: ta cần chuẩn bị tất cả các nguyên liệu vời máy móc để tạo ra được một chiếc bánh như : bột mì, nước, dầu ăn, đường, máy trộn bột, máy chia bột, máy ủ bột,…… và không thể không kể đến lò nướng – nới những chiếc bánh thơm ngon xuất hiện.
- Nhào bột: Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị vào để nhào bột và kèm theo đó những gia vị, phụ gia cần thiết như men nở, muối, đường,…. để tạo ra một chiếc bánh thơm ngon. Quy trính này có thể sử dụng tay để nhào bột hoặc dùng máy để nhào. Nếu thấy bột quá khô hoặc quá lỏng thì cần gia giảm lượng bột, lượng nước cần thiết đến khi hỗn hợp ổn nhất.
- Chia bột và tạo hình cho bánh: Sau khi đã nhào bột thì ta bắt đầu chia bột thủ công hoặc dùng máy để chia thành những mẫu phù hợp. Sau đó ta cần tạo hình bánh thành những hình dài và khứa trên bánh vài vạch để bánh có thể dễ dàng nướng chía hơn, sau đó quét lên trên bánh một lớp dầu ăn.
- Ủ bánh: Công đoạn tiếp theo chính là ủ bánh trong vòng một tiếng để bánh phồng to lên vè có thể nướng ra một chiếc bánh ngon.
- Nướng bánh: Đây là công đoạn cuối cùng khi bạn chỉ cần đưa bánh xếp ngay ngắn vào lò, điều chỉnh nhiệt độ thích hợp và chỉ cần đợi trong vòng 30 đến 1 tiếng là có thể thưởng thức những chiếc bánh mì nóng hổi, giòn rụm.
Hơn thế nữa, ngoài những điều đã kể trên, bánh mì còn có rất nhiều điều kì lạ bì ẩn hơn nữa mà chúng ta chưa tìm hiểu hết được. Mình mong rằng với những chia sẽ trên đây của mình sẽ giúp các bạn có thêm một ít kiến thức về món ăn nối tiếng ở phương Tây nói chung và Việt Nam nói riêng này. Rất vui khi bạn cảm thấy bán bài viết này hữu ích và yêu quý nó.