Cách để xử lý khi ai đó xúc phạm bạn
Sẽ không ai muốn bản thân trở thành mục tiêu công kích của người khác. Thật khó chịu khi ai đó gọi bạn bằng một biệt danh thiếu tôn trọng và bạn cảm thấy bị tổn thương. Cảm xúc của chúng ta sẽ dễ dàng bị lung lay bởi những tình huống như vậy. Hãy yêu bản thân của mình hơn và đối mặt với tình huống này thật khôn khéo. Và bạn có thể học ngay cách để xử lý khi ai đó xúc phạm bạn từ AppHelpMe.Com. Một cách nào đó sẽ hữu ích dành cho bạn!
Làm gì ngay thời điểm bạn bị xúc phạm?
- Không phản ứng ngay lập tức, điều đó khiến đối phương như “bơm thêm máu gà”
- Không trả đũa lại ngay lúc đó
- Phớt lờ đối phương
- Yêu cầu họ dừng ngay hành động xúc phạm bạn
Bạn sẽ giải quyết vấn đề bị xúc phạm như thế nào?
- Tìm hiểu động cơ của đối phương, tại sao họ xúc phạm bạn, và bạn sẽ giải quyết theo những gì bạn tìm hiểu được.
- Vạch rõ giới hạn của bạn để luôn ứng phó đúng đắn với mỗi đối tượng.
Làm sao để bạn thoát khỏi sự việc này?
- Hãy bỏ sự việc ra khỏi đầu, đừng quá bận tâm khi nó đã qua rồi
- Hãy học cách kiểm soát sự căng thẳng
- Tìm kiếm sự giúp đỡ nếu cần thiết
Làm gì ngay thời điểm bạn bị xúc phạm?
Xử lý đúng hướng ngay tại thời điểm người đó buông lời lẽ miệt thị sẽ giúp bạn kiểm soát được toàn bộ cục diện của vấn đề và có cách giải quyết triệt để nhất. Vậy thì bạn nên làm gì ngay lúc này?
1. Đừng lập tức phản ứng lại
Bạn biết không, kẻ cố tình gây sự chỉ muốn kích thích sự giận giữ và đánh mất lý trí từ bạn. Vậy thì tại sao bạn lại lao vào cái bẫy của họ đúng không? Đầu tiên, khi kẻ nào đó mạo phạm đến bạn, hãy giữ tỉnh táo, đừng phản ứng ngay lập tức. Việc bạn phản ứng lại chỉ khiến cho hành vi của kẻ đó thêm tồi tệ và được kích thích hơn mà thôi.
Hơn nữa, khi bạn giận dữ, bạn không thể kiểm soát chính mình, bạn sẽ làm ra những hành động hoặc lời nói khiến bản thân hối hận. Không nên để căng thẳng làm tổn thương bản thân bạn.
Bạn nên làm là: Hít thở thật sâu để có thể bình tĩnh lại đôi chút. Và bạn có thể nhẩm đếm số trong đầu trong quá trình giữ bình tĩnh.
2. Không nên trả đũa
Việc trả đũa ngay lập tức cũng tương tự như phản ứng lại ngay lúc đó, điều đó giúp kẻ công kích đạt được ý đồ của họ. Nếu bạn dùng chính những lời sỉ vả tương tự để đáp trả lại, bạn cũng thấp hèn như vậy mà thôi. Hơn nữa khi bạn tham gia cuộc chiến, tình huống sẽ càng trở nên căng thẳng và khó giải quyết hơn.
Bạn cũng không nên nói xấu người đó hoặc bàn tán về họ trên mạng xã hội. Bạn có thể cảm thấy thoải mái đôi chút vì mình đã làm điều gì đó. Nhưng nếu bạn nghĩ kỹ lại thì hành động này cũng không giúp giải quyết điều gì đúng không nào?
3. Phớt lờ sự việc
Nếu bạn phớt lờ sự việc, bỏ qua kẻ đó và tiếp tục làm công việc của bạn. Kẻ đó không đạt được mục đích sẽ rất khó chịu và cụt hứng. Thậm chí bạn chẳng thèm đoái hoài đến họ, ai có thể mặt dày đến mức bị phớt lờ mà còn tiếp tục bám lấy bạn?
4. Yêu cầu người đó dừng hành động xúc phạm
Khi mà bạn phớt lờ rồi nhưng có vẻ không có hiệu quả lắm khi kẻ công kích tiếp tục hành vi của họ. Hoặc có những lời lẽ khiến bạn quá mức khó chịu. Đã đến lúc bạn phải lên tiếng yêu cầu người đó dừng hành vi xúc phạm lại lập tức.
Hít thở thật sâu và nhìn thẳng vào mắt đối phương, sau đó bạn nói đầy quyết đoán – dứt khoát – tự tin.
Ví dụ: Với một người bạn cùng lứa tuổi đang bàn tán xấu xa về bạn, bạn có thể nhìn thẳng vào họ và yêu cầu thẳng thắn: “Dừng ngay việc xúc phạm tôi đi”.
Bắt đầu kế hoạch giải quyết sự việc này
Khi bạn đã giải quyết tốt ngay lúc ai đó xúc phạm bạn, bây giờ, bạn sẽ có thời gian để suy nghĩ và vạch ra một kế hoạch giải quyết sự việc tốt nhất cho cả đôi bên.
1. Tìm hiểu động cơ của người đó
Tại sao họ lại xúc phạm bạn? Chắc chắn phải có một lý do nào cho hành động đó. Bạn hãy tìm hiểu động cơ của việc này và bạn sẽ giải quyết đúng hướng. Tương tự như cảnh sát phá án cần biết động cơ gây án của kẻ tình nghi vậy đó.
– Người đó không cố ý tổn thương bạn, họ chỉ vô tình trêu đùa và làm bạn khso chịu. Chẳng hạn như người bạn đồng nghiệp liên tục gọi bạn là “nấm lùn” chẳng hạn.
– Người đó không biết cách giao tiếp và họ dùng những lời lẽ khiến cho bạn cảm thấy bị xúc phạm. Chẳng hạn như ai đó khen bạn kiểu như: “Trông chiếc váy thật đẹp, nó che đi được bắp đùi to của bạn”.
– Người đó muốn gây chú ý, muốn tạo ấn tượng với một người khác hoặc với chính bạn. Và họ hành động khiến bạn cảm thấy bị tổn thương.
– Người đó cố ý xúc phạm đến bạn vì họ ghen tỵ, họ muốn nổi bật hơn bạn, đơn giản là họ đố kỵ với bạn.
2. Luôn có một giới hạn cho riêng mình
Ai cũng sẽ có một giới hạn chịu đựng của riêng mình và bạn cũng vậy. Hãy vạch rõ đâu là những tình huống bạn có thể cho qua và đâu là tình huống bạn cần phải lên tiếng. Việc xác định rõ một giới hạn dành cho bản thân sẽ giúp bạn giải quyết tình huống ổn hơn.
Chẳng hạn như:
– Một người bạn thân, một người anh/chị/em thường hay trêu đùa bạn với những từ mà bạn không thích. Nhưng bạn biết chắc người đó không hề cố tình gây tổn thương cho bạn hoặc là họ không nhận ra điều đó. Bạn có thể chọn tha thứ và phớt lờ hoặc là khi mọi chuyện quá giới hạn, bạn có thể trao đổi thẳng thắn và thiện chí.
– Nếu đồng nghiệp hoặc người nào đó cứ liên tục nói những lời khiếm nhã, bạn tức giận với việc đó, vậy thì bạn phải lên tiếng rồi.
– Nếu bạn phải đối diện với những lời lẽ nhục mạ, xấu xa, phân biệt đối xử. Có lẽ bạn cần trình báo lên cơ quan thẩm quyền để được bảo vệ.
3. Cách xử lý một số tình huống cụ thể
3.1. Khi bạn bị người lớn tuổi hơn xúc phạm bạn
Có những lúc bạn rơi vào tình huống bị thầy cô, cha mẹ hoặc cấp trên xúc phạm mà họ không hề nhận ra điều đó. Việc bạn cần làm là tìm lời lẽ để nói về sự việc, giúp họ nhận ra hành động/lời nói của họ đã vô tình làm bạn tổn thương. Khi nói chuyện với những người lớn tuổi, hãy thật bình tĩnh và dành thái độ tôn trọng họ bạn nhé.
Nếu bị cấp trên xúc phạm, bạn có thể trao đổi với bộ phận nhân sự để nhờ họ tư vấn giúp. Khi bạn sẵn sàng để đối diện riêng tư với cấp trên của bạn, hãy yêu cầu người đó dừng hành động xúc phạm lại. Hoặc nếu cấp trên của bạn cố tình làm điều đó, hãy trao đổi với một bên thứ ba (thường là người bên phòng nhân sự) để giải quyết vấn đề.
3.2. Khi bị anh/chị/em/bạn bè xúc phạm
Thường thì những người thân yêu của bạn thích trêu đùa bạn một chút và họ không nhận ra điều đó khiến bạn khó chịu. Bạn hãy thẳng thắn trao đổi vấn đề và nói rõ giới hạn của bạn là ở đâu. Hãy nói một cách nghiêm túc, đừng cười cợt, nói thẳng ra là bạn khó chịu khi bị nói/trêu chọc/đụng chạm như vậy.
Điềm tĩnh và nghiêm túc sẽ giúp bạn bè/người thân của bạn hiểu rõ thái độ cứng rắn và họ sẽ ngừng việc này lại ngay lập tức. Ví dụ: Bạn nhìn thẳng vào mắt đối phương và nói “Đủ rồi đấy, cậu đừng làm phiền tớ, hãy để tớ yên”. Nếu họ còn tiếp tục đùa cợt, hãy tiếp tục nghiêm nghị nhìn vào họ và nói “Tớ nghiêm túc đấy” rồi bỏ đi. Cách làm này của bạn sẽ hiệu quả, người bạn đó sẽ phải xin lỗi bạn.
3.3. Khi bị đồng nghiệp xúc phạm
Hãy tìm một nơi riêng tư để nói về sự việc người đó xúc phạm bạn, và dù họ có cố tình hay không thì cũng hãy yêu cầu người đó xin lỗi bạn và hứa không lặp lại điều đó. Việc nói chuyện ở nơi riêng tư sẽ là một sự tôn trọng dành cho cả hai bên.
Khi mà bạn đã nói rõ hành vi của đối phương không được chấp nhận nhưng họ cố tình phớt lờ bạn, họ vẫn tiếp tục làm điều đó. Vậy thì đã đến lúc bạn báo cáo với cấp trên hoặc đưa ra những hành động quyết đoán hơn để chấm dứt tình hình.
Cách chữa lành tâm hồn sau khi bị xúc phạm
Bỏ sự việc ra khỏi đầu
Một người chuyên đi xúc phạm người khác chỉ nói lên nhân phẩm tồi tệ của họ chứ không phải bạn. Và đương nhiên khi họ đã có tính xấu đó, họ sẽ xúc phạm nhiều người chứ không riêng gì bạn. Cho nên, nếu vấn đề không phải là do bạn thì hãy bỏ qua sự việc.
Đừng để cho bất kỳ ai khiến bạn cảm thấy bản thân mình thật tệ, đừng để bụng những gì người khác nói. Hãy yêu lấy bản thân bạn trước tiên và bạn có thể liệt kê ra những điểm tốt nhất về bản thân theo cảm nhận của bạn. Liệt kê những điều tốt mà người khác nói về bạn. Với vấn đề bạn đang bị xúc phạm, hãy liệt kê ít nhất 3 lý do chứng tỏ điều đó không đúng.
Hãy học cách kiểm soát sự căng thẳng
Không phải bất kỳ môi trường nào cũng đủ sự văn minh để khi bạn yêu cầu người kia dừng xúc phạm bạn lại thì họ sẽ làm như vậy. Có rất nhiều tình huống bạn bị xúc phạm lặp lại nhiều lần nhưng không thể làm gì tốt hơn. Vậy thì thay vì tức giận, bạn có thể học cách kiểm soát căng thẳng.
Một số hoạt động thể chất như đi bộ, đi bơi sẽ giúp bạn ổn hơn. Trong khi thiền hoặc yoga sẽ giúp bạn tập hít thở sâu kiểm soát bình tĩnh tốt hơn khi sự việc đang diễn ra. Dù là vì lý do gì, học kiểm soát căng thẳng là điều rất nên làm.
Tìm kiếm sự giúp đỡ
Có những tình huống bạn bị xúc phạm bởi những lời lẽ không hay ho hoặc những hành vi khiếm nhã. Nhưng điều đó đến từ cấp trên, cha mẹ hoặc thầy cô. Bạn rất khó xử và bạn cũng không thể tự trao đổi với người đó. Vậy thì bạn hãy tìm đến một sự giúp đỡ hữu ích.
Hãy tìm đến một người mà bạn tin tưởng, kể chi tiết sự việc cho họ nghe và nhờ họ giúp bạn đối mặt với kẻ gây xúc phạm. Đơn giản như người bạn đó sẽ có mặt như một nhân chứng khi bạn đối mặt với người xúc phạm bạn.
Hoặc là nếu bạn đã nhờ người thứ ba can thiệp nhưng vẫn không hiệu quả. Mọi thứ vẫn cứ tiếp diễn như cũ. Đã đến lúc bạn báo cáo sự việc với cơ quan thẩm quyền để được bảo vệ. Thậm chí đó là cha mẹ của bạn cũng cần có hình thức cảnh báo phù hợp.
Hãy gặp gỡ những người có cảm xúc tích cực
Những nỗi buồn khi bạn bị xúc phạm sẽ nhanh chóng phai nhạt đi khi quanh bạn là những người luôn tích cực. Vì vậy, hãy tiếp xúc thường xuyên với những người luôn vui vẻ, lạc quan trong cuộc sống, họ cũng giúp bạn cười nhiều hơn, đỡ căng thẳng hơn. Cùng nhau làm một cái gì đó vui vẻ sẽ tốt hơn là cùng nói về kẻ đã xúc phạm bạn.
Lời kết
AppHelpMe.Com hi vọng những cách xử lý bên trên sẽ hữu ích dành cho bạn trong tình huống bạn bị ai đó xúc phạm. Hãy luôn giữ bình tĩnh, tìm hướng giải quyết phù hợp và quan trọng nhất là hiểu rõ chính bản thân mình để chữa lành tốt hơn bạn nhé! Chúc bạn luôn vui vẻ và hòa hợp với mọi người!