Quy tắc để người yêu cũ phải quay lại với bạn
Cách thực hiện quy tắc không liên lạc để người yêu cũ phải quay lại với bạn. Ồ, ý tưởng của hành động này bắt nguồn từ niềm tin rằng hai bạn vẫn có thể còn quay lại với nhau. Thực tình thì có mấy cặp đôi đi đến đích mà không một vài lần buột miệng “chia tay” đúng không nào. Vậy nên, hãy dành chút thời gian tạm dừng không liên lạc để cả hai bình tĩnh hơn, nhớ về nhau và có thể quay lại với nhau. Hoặc nếu không thì quy tắc không liên lạc trong bài viết này cũng chẳng có hại gì cả. Hãy cùng AppHelpMe.Com thử xem nó có hiệu quả với hai bạn không nhé!
*** Bài viết này, AppHelpMe.Com dựa trên tình huống hai bạn chia tay trong hòa bình, không có người thứ ba hay những vấn đề không thể cứu vãn!
Khi nào bạn nên thực hiện quy tắc không liên lạc với người yêu cũ?
- Nếu bạn biết chắc hai người còn cơ hội quay lại với nhau
Bạn có thể bắt đầu quy tắc không liên lạc như thế nào?
- Thông báo rõ ràng cho người ấy rằng bạn sẽ không liên lạc một thời gian
- Đưa ra một thời điểm để kết thúc thời gian không liên lạc
- Hạn chế tiếp xúc khi vô tình gặp lại người cũ
Bạn nên làm gì để duy trì thời kỳ không liên lạc?
- Không tiếp cận với người yêu cũ
- Dành tâm sức cho cuộc sống mới của bạn
- Đừng nói xấu người yêu cũ
- Hãy để người ấy nhớ đến bạn thông qua những người bạn chung của cả hai
Bạn nên kết thúc thời kỳ không liên lạc bằng cách nào?
- Chủ động nối lại liên lạc
- Nói rõ vấn đề chia tay của hai người bằng một cuộc gặp trực tiếp
- Nói về tương lai nếu hai bạn quay lại với nhau
Bắt đầu thời kỳ không liên lạc
Hãy bắt đầu thời kỳ không liên lạc với người yêu cũ theo một cách thật văn minh và tôn trọng đối phương.
Thông báo rõ ràng
Dù gì thì người kia cũng là người mà bạn từng rất mực yêu thương mà! Vậy nên không có gì ngại ngùng khi bạn thông báo với người ta rằng bạn sẽ ngừng liên lạc với họ một thời gian. Điều đó tốt hơn rất nhiều so với đột ngột cắt đứt liên lạc mà bên kia chẳng hiểu chuyện gì đang xảy ra cả.
Khoảng vài này sau chia tay, hãy báo cho họ biết bạn sẽ không liên lạc với họ trong thời gian tới. Tuy nhiên, bạn phải nhớ kỹ bạn chỉ đơn giản là thông báo theo phép lịch sự chứ không phải để đối phương “nắm thóp” bạn đang níu kéo nhé.
Đừng nói cho người ấy biết việc tạm dừng liên lạc này chỉ là tạm thời. Và tuyệt nhiên cũng đừng thông báo về thời gian mà bạn sẽ liên lạc trở lại. Việc này giúp kích thích sự tò mò của đối phương và họ sẽ nghĩ lại xem mình có nên cứu vãn mối quan hệ này hay không.
Đặt ra một thời điểm kết thúc của quy tắc này
Bây giờ bạn bắt đầu nghĩ ra mình sẽ dừng liên lạc trong khoảng bao lâu. Bạn hãy định ra một cột mốc nhất định để có thể kiên trì với mục tiêu của mình. Thường thì các cặp đôi có khoảng 4 tuần để bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về mối quan hệ của hai bạn. Và đây cũng là thời gian đủ để cả hai không chịu đựng nổi mà quay về bên nhau.
Tuy nhiên, tình cảm của hai bạn như thế nào thì chỉ có người trong cuộc mới biết được. Cho nên bạn hãy tùy tình hình mà đặt ra một giới hạn cụ thể hơn nhé.
Đôi khi mốc thời gian này cũng có sự thay đổi tùy vào người kia có liên lạc lại với bạn sớm không hoặc cảm xúc của bạn có thay đổi hay không.
Hạn chế tiếp xúc khi vô tình gặp mặt
Nếu hai bạn là đồng nghiệp hoặc là cùng làm việc ở một tòa nhà, khả năng cao là hai bạn sẽ thường xuyên gặp nhau. Lúc này không nhất định bạn phải chuyển trường học hay đổi chỗ làm đâu nhé. Bạn cứ áp dụng quy tắc hạn chế tiếp xúc khi vô tình gặp mặt, bạn có thể làm như sau:
– Không bắt chuyện với người yêu cũ, nếu họ chủ động nói chuyện và hỏi thăm, bạn hãy đáp lại thật ngắn gọn – lịch sự rồi bỏ đi.
– Bạn hoàn toàn nên áp dụng quy tắc này khi bạn đang sử dụng quy tắc không liên lạc như bài hướng dẫn này.
– Chú ý, bạn đừng bao giờ tỏ ra giận dữ hay thù hằn khi vô tình gặp người cũ, nếu bạn còn muốn hai người quay lại với nhau. Bởi hành động kém tế nhị đó của bạn sẽ khiến đối phương cảm thấy “ồ, chia tay là chính xác rồi”.
Duy trì thời kỳ không liên lạc
Đây là một giai đoạn không mấy dễ chịu khi mà trước đó bạn và người ấy liên tục trò chuyện mỗi ngày. Nhưng mà hãy cố gắng vượt qua thời kỳ duy trì không liên lạc và bạn có thể nhận được quả ngọt đấy.
Không nên tiếp cận người yêu cũ
Trong thời gian áp dụng quy tắc không liên lạc bạn hãy cố gắng không tiếp cận người yêu cũ. Không gọi điện, nhắn tin, kể cả là trên mạng xã hội hay bất cứ hình thức nào. Nếu người ấy chủ động liên hệ với bạn, bạn có thể trả lời hoặc không tùy vào mục tiêu của bạn và cảm xúc của bạn.
Nếu người ấy chủ động đề nghị quay trở lại, bạn không nên đồng ý ngay, hãy để bạn có thời gian suy nghĩ thận trọng. Hơn nữa, nếu bạn đáp lại ngay khi người ấy liên lạc mà nội dung câu chuyện không phải là vấn đề nghiêm túc về tình cảm của cả hai. Người ta có thể nghĩ rằng bạn không thoát ra được đoạn tình cảm này, bạn khá lụy tình hoặc là bạn vẫn muốn kiểm soát cuộc sống của họ ngay khi cả hai đã chia tay.
Dồn hết sức cho cuộc sống của riêng bạn
Khi có người yêu bạn có thể sẽ phải từ bỏ một số thói quen trước đây của bản thân. Thay vì bây giờ cứ ngồi nhung nhớ những gì hai bạn từng làm cùng nhau. Bạn hãy tận hưởng quãng thời gian độc thân vui vẻ của mình thôi nào.
Quy tắc không liên lạc cũng như một cách chữa lành cho trái tim của bạn. Bây giờ bạn hãy dồn hết tâm sức để làm điều bạn thích, đi đến nơi bạn muốn, gặp gỡ trò chuyện với những người bạn. Bạn cũng có nhiều thời gian cho công việc, phát triển sự nghiệp, thay đổi phong cách cá nhân hoặc là theo đuổi những mục tiêu mới.
Thời gian không liên lạc này bạn có thể tự chữa lành cho chính mình, sống một cuộc sống vui vẻ tích cực để tìm lại sự tự tin trong cuộc sống mới.
Đừng nói xấu người cũ
Việc bạn than van với người bạn thân hay ai đó về người cũ là không nên. Những lời lẽ không hay về người đó sẽ đến tai họ ngay thôi. Nếu bạn muốn cả hai nối lại quan hệ thì điều này sẽ phá hỏng kế hoạch của bạn.
Việc của bạn là dùng thái độ bình thản, tích cực khi ai đó hỏi về người ấy. Bạn không cần ca ngợi người ta nhưng cũng không cần đổ lỗi hay nói cái gì đó quá ghê gớm.
Cho người cũ thấy hình ảnh của bạn thông qua vòng bạn bè chung
Mạng xã hội sẽ phát huy rất tốt công dụng của nó trong việc giúp bạn duy trì sự liên lạc gián tiếp với người cũ thông qua vòng tròn bạn bè chung. Hãy giữ liên lạc liên tục với những người bạn chung, kể cho họ nghe cuộc sống hiện tại của bạn (thứ mà bạn muốn người cũ biết) và điều đó sẽ được người bạn kia kể lại ngay thôi.
Bạn cũng đừng quên đăng lên mạng xã hội những khoảnh khắc hiện tại của bạn. Bằng cách này, hình ảnh của bạn, tâm trạng của bạn luôn xuất hiện trong mắt người cũ, khiến người ta nhớ đến bạn.
Chú ý: Hãy đăng tải những hoạt động thú vị trong cuộc sống sau chia tay của bạn. Để người ấy cảm thấy tiếc nuối thế nào khi đã từng là một phần trong đó. Và khả năng cao là họ sẽ muốn quay trở lại đó.
Kết thúc thời kỳ không liên lạc
Sau mốc thời gian không liên lạc theo dự định của bạn mà người ấy vẫn chưa liên hệ lại, vậy thì bạn hãy là người chủ động. Hãy bắt đầu nói chuyện với họ với tình huống là có điều gì đó khiến bạn nhớ về quãng thời gian còn hẹn hò của cả hai.
Chủ động liên lạc trở lại
Đầu tiên, hãy thừa nhận về quãng thời gian gián đoạn không liên lạc mà bạn đã tạo ra. Tiếp theo bạn cần gợi nhớ đến những kỷ niệm đáng yêu của cả hai. Nếu người cũ cũng có ý muốn quay lại với bạn, họ sẽ tỏ ra thân thiện và hào hứng với cuộc trò chuyện này. Bạn có thể đi sâu hơn bằng một cuộc trò chuyện thân mật.
Dưới đây là một vài câu trò chuyện bạn có thể thử áp dụng:
– Xin lỗi vì anh/em đã im lặng. Anh/em chỉ muốn yên tĩnh một thời gian.
– Hôm nay, anh/em đã đi ngang qua quán ăn quen thuộc của chúng mình.
– Anh nhớ em/Em nhớ anh. Dạo này anh/em thế nào?
Đã đến lúc gặp mặt để nói về việc chia tay
Chia tay qua điện thoại chẳng có gì gọi là hay ho cả. Sau thời gian tạm dừng liên lạc, đã đến lúc hai bạn gặp mặt và đối diện trực tiếp với vấn đề của mình rồi. Bạn có thể chủ động hèn người cũ đi uống cà phê hoặc ăn tối. Và cả hai sẽ bàn bạc nghiêm túc về lý do gì khiến hai bạn phải chia tay.
Hãy nhớ giữ bình tĩnh, bàn bạc, cùng tìm ra giải pháp nếu hai bạn còn muốn quay lại. Nếu tiếp tục cãi nhau thì cuộc hẹn hò này cũng không đem đến tác dụng gì nữa.
Cùng nhau nói về tương lai
Sau cuộc trò chuyện này, cũng là lúc bạn hoặc người kia chủ động nối lại quan hệ. Việc này sẽ khá lung túng đấy, nếu bạn không muốn chủ động thì hãy để người kia làm điều đó và thời gian nào là tùy ở họ. Và bạn cũng đừng quá miễn cưỡng, vì người cũ có quyền từ chối đúng không nào. Dù thế nào vẫn hãy lịch sự nhất có thể bạn nhé.
Nếu hai bạn nối lại quan hệ thành công, hãy trân trọng điều đó và nhớ là bây giờ là một mối quan hệ hoàn toàn mới. Đừng nên lặp lại những gì từng khiến hai bạn chia tay nhé!
Lời kết
AppHelpMe.Com chỉ muốn nhắc nhở nhỏ, nếu hai bạn đã chia tay có thể đó là vì một vấn đề nghiêm trọng. Cho nên hãy cân nhắc cẩn thận bạn có muốn quay lại mối quan hệ đó không. Sau đó hãy áp dụng thử quy tắc không liên lạc này. Giả sử quy tắc này không đem người đó quay về với bạn, bạn cũng chẳng mất mát điều gì đúng không? Hơn nữa bạn còn có thời gian để tĩnh tâm, nhìn nhận lại cuộc sống và bắt đầu những điều thú vị mà trước đây bạn chưa từng.